BÁO CÁO CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP KẾT HỢP KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC NGHỀ VIỆC LÀM QUÝ I NĂM 2014


SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
 TRUNG TÂM DỰ BÁO
NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
Số: 93/BC-TTDBNL TP. HCM, ngày 29 tháng 04 năm 2014

 

BÁO CÁO CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP
KẾT HỢP KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC NGHỀ VIỆC LÀM
 QUÝ I NĂM 2014


Trong Quý I/2014, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM đã tham gia cùng Báo Giáo dục thành phố, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Hội dạy nghề, một số trường Đại học, Cao đẳng – Trung cấp trên địa bàn thành phố thực hiện công tác hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2014, đồng thời khảo sát nhu cầu học nghề - việc làm của học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố, kết quả khảo sát như sau:


I. Nhu cầu chọn ngành nghề của học sinh:


  1.1  Xu hướng chọn nghề của học sinh theo ngành nghề đào tạo


    Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thực hiện khảo sát nhu cầu học nghề - việc với số lượng 13930 học sinh.


    Đa số học sinh THPT có xu hướng quan tâm tìm hiểu về các khối ngành Kỹ thuật công nghệ và Kinh tế – Tài chính. Nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ có 27.4% học sinh có nhu cầu học, 22.46% học sinh có nhu cầu chọn khối ngành Kinh tế - Tài chính. Cho thấy, công tác tư vấn và truyền thông về định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông tại thành phố thực hiện đạt được hiệu quả và chất lượng so với những năm trước, đã làm thay đổi được phần nào suy nghĩ trong việc chọn nghề của học sinh đối với khối ngành Kỹ thuật công nghệ.


    Các khối ngành nghề khác xu hướng có sự thay đổi tích cực cụ thể như sau: khối ngành Sư phạm – Quản lý giáo dục cũng chiếm tỷ lệ 13.2%, Nghệ thuật – Thể dục – Thể thao chiếm tỷ lệ 11.95%, Y – Dược chiếm tỷ lệ 7,3%,  Khoa học xã hội – Nhân văn chiếm tỷ lệ 4,79%, Khoa học tự nhiên chiếm tỷ lệ 1.7%, Nông – Lâm – Ngư chiếm tỷ lệ 0,04%. Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp là ngành học sinh có nhu cầu theo học là thấp nhất, nếu xu hướng chọn nghề của học sinh tiếp tục không chọn ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp trong những năm tiếp theo thì nhân lực trong ngành này sẽ thiếu nhiều về nhân lực có trình độ chuyên môn, trong khi nhu cầu nhân lực ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp ngày một tăng về nhân lực chất lượng cao.

Bảng 1: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT trên địa bàn TPHCM quý I/ 2014
 

STT Ngành nghề Tỷ lệ(%)
2 Kỹ thuật công nghệ 27.4
3 Khoa học tự nhiên 1.7
4 Khoa học xã hội - Nhân văn 4.79
5 Sư phạm - Quản lý giáo dục 13.2
6 Nông - Lâm - Ngư 0.04
7 Kinh tế - Tài chính 22.46
8 Y - Dược 7.3
9 Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao 11.95
10 Ngành nghề khác  11.17

 

  1.2  Xu hướng chọn nghề của học sinh theo trình độ đào tạo


    Kết quả khảo sát cũng cho thấy, trình độ đào tạo nghề mà phần lớn HS có xu hướng lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT vẫn là trình độ đại học, chiếm 78.28%, chỉ có 16.88% là định hướng vào cao đẳng và 4.15% vào trung cấp. Điều này cho thấy tâm lý của phụ huynh và học sinh vẫn mong muốn vào đại học. Chiếm tỉ lệ 0.7% học sinh chưa chọn được mức trình độ phù hợp, các em học sinh phân vân khi lựa chọn trình độ cho ngành nghề yêu thích và tương xứng với trình độ năng lực của bản thân. Mặc khác, các em sẽ chịu tác động từ gia đình khi lựa chọn ngành nghề với mức trình độ tương thích với bản thân mà không lãng phí thời gian, kinh tế gia đình.


Bảng 2: Xu hướng chọn bậc học của 23 trường THPT Quý I/2014

 

Bậc học Tỷ lệ (%)
Đại học 78.28
Cao đẳng 16.88
Trung cấp 4.15
Không chọn 0.7

 

Biểu đồ 1: Cơ cấu chọn nghề theo trình độ tại trường THPT


    Trước đây, những ngành quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng chiếm gần 50% số lượng học sinh được tư vấn, hiện nay, qua khảo sát hướng nghiệp cho thấy tỷ lệ học sinh THPT có xu hướng quan tâm tìm hiểu về các khối ngành kỹ thuật công nghệ và kinh tế-tài chính có mức gần ngang nhau. Nhóm ngành kỹ thuật-công nghệ thu hút 27.4% học sinh có nhu cầu học, trong khi khối ngành kinh tế-tài chính thu hút 22.46% học sinh có nhu cầu chọn. Nhóm ngành kinh tế, lâu nay vẫn là lựa chọn hàng đầu chiếm tỉ lệ cao của các em học sinh THPT, tỉ lệ đã giảm bớt nguyên nhân do nền kinh tế có nhiều biến động, sự thay đổi nhân sự tại các doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, nhu cầu tuyển dụng co thắt về số lượng và giản ra ở nhu cầu tuyển dụng về chất lượng. Dẫn đến việc định hướng của các em có phần chuyển dịch theo hướng tích cực. Để chọn nhóm ngành này, học sinh phải dựa trên năng lực bản thân phù hợp với năng lực thực tế.


    Qua công tác hướng nghiệp giúp các em học sinh hiểu thêm thông tin về chọn ngành kỹ thuật công nghệ tại các trường không phải chỉ lựa chọn trình độ đào tạo đại học mà còn mở rộng ở bậc cao đẳng nghề, trung cấp nghề. Hiện nay, tình trạng khan hiếm lao động kỹ thuật đang diễn ra, đặc biệt lao động kỹ thuật có tay nghề và kỹ năng mềm cần thiết.


II. Đánh giá chung:


    Thông qua những phân tích từ số liệu được khảo sát cho thấy công tác hướng nghiệp cũng góp phần thay đổi tư tưởng của học sinh phụ huynh bậc THPT. Hiện nay học sinh tại các trường dần định hướng nghề sang bậc cao đẳng hay trung cấp, tỉ lệ chọn bậc đại học đã giảm đáng kể so với khảo sát năm 2013. Tuy chưa tác động lớn nhưng phần nào giúp các em hiểu được khả năng và năng lực trong quá trình học tập.


    Sự phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tại chương trình Tư vấn hướng nghiệp đã góp phần tạo thêm thông tin cụ thể cho học sinh tự tin đăng ký ngành học phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân, phát huy ước mơ nghề nghiệp yêu thích. Nhu cầu trong xã hội hiện nay luôn cần nhân lực có kỹ năng tốt về chuyên môn hơn là bằng cấp. Điều quan trọng giá trị của nhân lực chất lượng cao vẫn là yếu tố quyết định sự thành công mà lao động hội nhập vào thị trường lao động./.
 

Nơi nhận:
- Sở Lao Động-TBXH, Sở Giáo Dục và đào tạo,
Hội Dạy Nghề.
- Các cơ quan thông tin.
- Ban Giám đốc Trung tâm;
- Các phòng nghiệp vụ, Phòng TC-HC-KT
- Lưu./.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Trần Anh Tuấn

 


 

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC NGHỀ 
 TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM QUÝ I/2014

 

STT Ngành Nghề Tổng Đại học Cao đẳng CN-CĐN Trung cấp CN-TCN Không chọn
01 Cơ khí - Tự động hóa 143                        -   143                              -                         -  
02 Điện tử - Cơ điện tử 62 62                        -                                -                         -  
03 Công nghệ thông tin 227 81 146                              -                         -  
04 Công nghệ thực phẩm 43 43                        -                                -                         -  
05 Hóa chất - Hóa dược - Mỹ phẩm 20 20                        -                                -                         -  
06 Công nghệ sinh học 39                        -   39                              -                         -  
07 Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng 87 87                        -                                -                         -  
08 Điện - Điện lạnh - Điện công nghiệp 14 14                        -                                -                         -  
09 Công nghệ ô tô - Xe máy 29                        -   29                              -                         -  
10 Dầu khí - Địa chất 5 5                        -                                -                         -  
11 Môi trường - Xử lý chất thải - Cấp thoát nước 21 21                        -                                -                         -  
12 Quản lý kiểm định chất lượng                       -                          -                          -                                -                         -  
13 Nhựa - Bao bì                       -                          -                          -                                -                         -  
14 Mộc - Mỹ nghệ - Tiểu thủ công nghiệp                       -                          -                          -                                -                         -  
15 Dệt may - Giày da 10 10                        -                                -                         -  
16 Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 1 1                        -                                -                         -  
17 Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng 80 80                        -                                -                         -  
18 Kế toán - Kiểm toán 83 83                        -                                -                         -  
19 Kinh doanh tài sản - Bất động sản 6 6                        -                                -                         -  
20 Bảo hiểm                       -                          -                          -                                -                         -  
21 Marketing - Quan hệ công chúng 100 100                        -                                -                         -  
22 Nhân viên kinh doanh - Bán hàng 12 12                        -                                -                         -  
23 Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn 243 242                        -   1                       -  
24 Bưu chính - Viễn thông - Dịch vụ công nghệ thông tin 4                        -   4                              -                         -  
25 Truyền thông - Quảng cáo - Thiết kế đồ họa 85 85                        -                                -                         -  
26 Y dược - Chăm sóc sức khỏe 198 58                        -   121 19
27 Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu 14 14                        -                                -                         -  
28 Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng 1 1                        -                                -                         -  
29 Biên phiên dịch 86                        -   86                              -                         -  
30 Dịch vụ phục vụ (giúp việc nhà, bảo vệ...)                       -                          -                          -                                -                         -  
31 Luật - pháp lý 78 78                        -                                -                         -  
32 Xã hội học - Tâm lý học - Nhân văn 25 25                        -                                -                         -  
33 Giáo dục - Đào tạo - Thư viện 303 303                        -                                -                         -  
34 Khoa học nghiên cứu 10 10                        -                                -                         -  
35 Công tác Đảng - Đoàn thể 55 55                        -                                -                         -  
36 Báo chí - Biên tập viên 9                        -   9                              -                         -  
37 Quản trị kinh doanh 225 225                        -                                -                         -  
38 Nhân sự 1 1                        -                                -                         -  
39 Hành chính văn phòng 9 9                        -                                -                         -  
40 Ngành nghề khác (ngư nghiệp, diêm nghiệp...) 81 81                        -                                -                         -  
41 Không chọn 303 303                        -                                -                         -  
  Tổng cộng: 2712 2115 456 122 19

 

                                                                                                       Ngày 29 tháng 04 năm 2014           
Phòng Hướng nghiệp Và Tư vấn nhân lực           
Trưởng phòng           
           
           
           
           
Trương Diễm Thúy  
 

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024936167

TRUY CẬP HÔM NAY: 1485

ĐANG ONLINE: 15