BÁO CÁO CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP KẾT HỢP KHẢO SÁT CUNG NHÂN LỰC NĂM 2013 CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH NĂM 2014


SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
 TRUNG TÂM DỰ BÁO
NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
Số: .../BC-TTDBNL TP. HCM, ngày 07 tháng 02 năm 2014

 

BÁO CÁO CÔNG TÁC
HƯỚNG NGHIỆP KẾT HỢP KHẢO SÁT CUNG NHÂN LỰC NĂM 2013
CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH NĂM 2014.


Thực hiện chức năng nhiệm vụ và chương trình công tác năm 2013, về phát triển hoạt động hướng nghiệp và Tư vấn nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động đồng hành cùng học sinh trong công tác hướng nghiệp tại 60 các trường THPT, 22 Trung tâm GDTX khảo sát và thống kê phân tích dự báo nhân lực. Thực hiện khảo sát thông tin tại các sàn giao dịch việc làm, ngày hội nghề nghiệp, tổ chức giới thiệu việc làm, Trường Đại học – Cao đẳng – Dạy nghề.
Nhằm phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động hướng nghiệp gắn với khảo sát nhân lực về học nghề - việc làm. Và góp phần công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giúp các em có tầm nhìn tổng quan và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn trong việc chọn nghề.


A. Hoạt động hướng nghiệp năm 2013:


  I. Kết quả thực hiện:  


  Trong năm 2013 Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động đã phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện hoạt động hướng nghiệp tại các trường THCS và THPT trên địa bàn TP.HCM đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:


    - Thông tin cho học sinh về xu hướng ngành nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2013. Cung cấp cho học sinh chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Các chương trình đào tạo nghề Đại học, Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Đào tạo theo nhu cầu xã hội.


    - Tư vấn, giao lưu trực tiếp cho học sinh THPT cách thức chọn nghề phù hợp với sở trường trình độ của bản thân đồng thời chọn nghề phù hợp với môi trường đào tạo. Xác định con đường học nghề, biết nghề, có nghề, lập nghề.


    - Xây dựng và phát triển mô hình liên kết giữa Cơ sở dạy nghề và Doanh nghiệp. Kết hợp thông tin thị trường lao động với các trường Đạo học, Cao đẳng, Trung cấp, Doanh nghiệp, THPT.   


    - Cung cấp thông tin việc làm cho người lao động – Hướng dẫn viết đơn xin việc và kỹ năng trả lời phỏng vấn trong xin việc.


    - Khảo sát nhu cầu học nghề và việc làm của học sinh từ đó phân tích định hướng thị trường lao động xu hướng chọn ngành nghề cho học sinh trong những năm tới.


    - Hỗ trợ giới thiệu học nghề và việc làm của sinh viên, học sinh, người lao động.


    - Thông tin thị trường lao động và xu hướng cầu nhân lực trực tiếp cho trên 100.000 lượt người lao động, sinh viên học sinh tại các ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm do các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các quận – huyện tổ chức giới thiệu việc làm, đoàn thể - xã hội thực hiện trong năm 2013.


    - Tham gia chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Giáo dục TP, Báo Thanh niên, Báo tuổi trẻ thực hiện “Chương trình hướng nghiệp năm 2013” trên 82 trường trung học phổ thông – Trung tâm Giáo dục thường xuyên, tư vấn hướng nghiệp cho 41.000 học sinh cấp III. Khảo sát 25.785 phiếu cung nhân lực.


    - Cung cấp số liệu tổng hợp báo cáo về nhận định xu hướng chọn ngành nghề của học sinh năm 2014.


    - Phối hợp cùng báo Giáo dục thành phố, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thực hiện công tác hướng nghiệp tại các trường Trung học Phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua công tác hướng nghiệp đã tư vấn cho 41.000 lượt học sinh và khảo sát 13.889 học sinh. Qua cuộc điều tra khảo sát học sinh tại 47 trường cho thấy xu hướng chọn nghề của các em học sinh hiện nay đã có những chiều hướng thay đổi tích cực.


Biểu đồ 1:  Cơ cấu chọn nghề của học sinh tại các trường THPT


Qua biểu đồ cho thấy đa số học sinh THPT có xu hướng quan tâm tìm hiểu về các khối ngành Kỹ thuật công nghệ và Kinh tế – Tài chính. Năm 2013, nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ có 31,24% học sinh có nhu cầu học, 30,43% học sinh có nhu cầu chọn khối ngành Kinh tế - Tài chính. Cho thấy, công tác tư vấn và truyền thông về định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông tại thành phố thực hiện đạt được hiệu quả và chất lượng so với những năm trước, đã làm thay đổi được phần nào suy nghĩ trong việc chọn nghề của học sinh đối với khối ngành Kỹ thuật công nghệ.


Các khối ngành nghề khác xu hướng có sự thay đổi tích cực cụ thể như sau: khối ngành Nghệ thuật – Thể dục – Thể thao chiếm tỷ lệ 12,28%, và Sư phạm – Quản lý giáo dục cũng chiếm tỷ lệ 10,80%, Y – Dược chiếm tỷ lệ 7,15%,  Khoa học xã hội – Nhân văn chiếm tỷ lệ 4,75%, Khoa học tự nhiên chiếm tỷ lệ 3,10%, Nông – Lâm – Ngư chiếm tỷ lệ 0,25%. Ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp là ngành học sinh có nhu cầu theo học là thấp nhất, nếu xu hướng chọn nghề của học sinh tiếp tục không chọn ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp trong những năm tiếp theo thì nhân lực trong ngành này sẽ thiếu nhiều về nhân lực có trình độ chuyên môn, trong khi nhu cầu nhân lực ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp ngày một tăng về nhân lực chất lượng cao.
 

Biểu đồ 2: Cơ cấu chọn nghề theo trình độ tại trường THPT


Cũng theo kết quả cuộc khảo sát trên, trình độ đào tạo nghề mà phần lớn HS hướng tới sau khi tốt nghiệp THPT là trình độ ĐH (80.74%) chiếm tỷ lệ khá cao, chỉ có 12.57% là định hướng vào CĐ, 6.69% vào trung cấp. Điều này cho thấy tâm lý của phụ huynh và học sinh vẫn mong muốn vào đại học, rất ít học sinh xác định cho mình bậc học theo đúng lực học của bản thân. Đây chính là điểm còn hạn chế lớn về hiệu quả hoạt động định hướng nghề nghiệp và đào tạo theo nhu cầu xã hội.


Khảo sát cho thấy phần lớn các em học sinh thích được làm việc tại văn phòng với trang thiết bị và công nghệ những công việc nhẹ nhàng, một thách thức vì học sinh vẫn bị thiếu hụt kỹ năng sống và hiểu biết về nghề nghiệp, do đó khan hiếm lao động có tay nghề trong các ngành. Cần có sự thay đổi chuyển biến về công tác hướng nghiệp tích cực hơn nữa.

Hiện nay các bạn học sinh cũng đã linh hoạt hơn trong việc chọn ngành, chọn nghề. Họ biết lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó cũng có một số ít học sinh dự định học nghề sau khi tốt nghiệp (0,92%); hay có 4,19% các em vẫn chưa xác định rõ ràng nghề nghiệp trong tương lai của mình. Có thể sau khi tốt nghiệp THPT, số học sinh này sẽ đi làm, học nghề hay có những lựa chọn khác cho bản thân.

II. Đánh giá chung:


Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân để từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.  Hoạt động hướng nghiệp giúp các em học sinh tiếp xúc gần nhất với những người có kinh nghiệm về cuộc sống, chuyên môn, có sự hiểu biết về nghề và cách chọn nghề. Có thể giải đáp trực tiếp và nhanh nhất, cung cấp thông tin về ngành nghề, khối thi và trường học phù hợp với điều kiện khả năng.


1. Mặt làm được:


   - Hoạt động tư vấn hướng nghiệp trở thành nhu cầu cần thiết tại môi trường THPT hiện nay. Giúp các em học sinh nhận biết được học ngành đó là gì, sau khi học tốt nghiệp sẽ làm công việc như thế nào trong xã hội


   - Được sự tiếp sức của thông tin báo đài và cơ quan ban ngành, hoạt động tư vấn hướng nghiệp được tin tưởng và nâng cao chất lượng về thông tin và số liệu qua khảo sát. Tạo tư tưởng lạc quan cho học sinh khi chuyển hướng sang các ngành nghề mà xã hội đang thiếu hụt lao động giản đơn, lao động có tay nghề về số lượng của chất lượng.


   - Góp phần thay đổi tâm lý chọn nghề cũng như chọn bậc học của học sinh phổ thông và phụ huynh học sinh.


  - Tầm quan trọng của việc chọn nghề không phân biệt theo ngành nghề lý tưởng mà theo phương hướng chọn nghề chắc.


  - Là môi trường để mỗi viên chức Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh nâng cao năng lực giao tiếp, tư vấn cho người lao động. Tích lũy kinh nghiệm phát triển công tác khảo sát hương nghiệp cho người người lao động.


  - Được sự ủng hộ của các Ngành, các cấp Trung ương và thành phố có liên quan chức năng nhiệm vụ. Sự phối hợp của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu nhân lực, các trường, cơ sở đào tạo, Đoàn thể xã hội hỗ trợ thông tin số liệu, chương trình nghiên cứu, phân tích đánh giá xu hướng chọn ngành nghề - đào tạo theo nhu cầu của xã hội đáp ứng nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng.


2. Mặt hạn chế:


    - Chưa có lực lượng chuyên trách về tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, không được đào tạo về chuyên môn hướng nghiệp.


    - Điều kiện đi lại đến với các trường trung học phổ thông thực hiện công tác hướng nghiệp tại các vùng sâu vùng xa vẫn còn hạn chế.


    - Hoạt động hướng nghiệp vẫn còn hạn chế bởi vì hướng nghiệp cần được thực hiện lâu dài theo hướng tích cực với nhu cầu xã hội hiện nay và phù hợp với hoàn cảnh của học sinh. Nhà trường cần thúc đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp và thông tin thị trường lao động về nhu cầu ngành nghề để các em và phụ huynh có định hướng phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội.


B. Chương trình kế hoạch năm 2014:


  - Tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Giáo dục thành phố thực hiện “Chương trình hướng nghiệp năm 2014 tại các trường THPT, Trung tâm GDTX trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh. Kết hợp Khảo sát thông tin Cung lao động” năm 2014.


  - Đưa ra quy trình hướng nghiệp phối hợp cùng các trường THPT để hoạt động hướng nghiệp được phát triển có hiệu quả.


  - Phối hợp với Trung tâm Phát triển hướng nghiệp – Hội Dạy nghề TP hoàn thành các chương trình tư vấn hướng nghiệp chuyên sâu tại các trường trung học phổ thông tại TP (chú trọng đối tượng lớp 10,11)


  - Tham dự ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm do Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn, các Quận, Huyện và các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp tổ chức trong năm 2014.
 

Nơi nhận:
- Sở Lao Động-TBXH, Sở Giáo Dục và đào tạo,
Hội Dạy Nghề;
- Các cơ quan thông tin;
- Ban Giám đốc Trung tâm;
- Các phòng nghiệp vụ, Phòng TC-HC-KT
- Lưu./.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC



Trần Anh Tuấn

 

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024936208

TRUY CẬP HÔM NAY: 1526

ĐANG ONLINE: 12