MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ TIÊU VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM


Số liệu điều tra, khảo sát, sau khi xử lý xong có thể tổng hợp lại phân loại thành các nhóm chỉ tiêu. Lực lượng lao động, việc làm và các nhóm chỉ tiêu liên quan có nhiều phương pháp tính khác nhau. Dưới đây xin giới thiệu một số phương pháp đang được áp dụng hiện nay để các sở, ngành tham khảo
 

1. Lực lượng lao động

 

1.1. Khái niệm

 

Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thờikỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).

 

1.2. Phương pháp tính

 

Một số chỉ tiêu được dùngđể đo lực lượng lao động (mức độ tham gia hoạt động kinh tế) như sau:

 

a. Tỷ lệ tham gia lựclượng lao động thô (tỷ lệ hoạt động thô)

 

Tỷ lệ tham gia lực lượnglao động thô (tỷ lệ hoạt động thô) là chỉ tiêu tương đối, biểu hiện bằng sốphần trăm những người hoạt động kinh tế (lực lượng lao động-LLLĐ) chiếm trongtổng dân số, tỷ lệ này bị ảnh hưởng mạnh bởi cấu trúc tuổi của dân số.

 

Công thức tính:

                       

 

b. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung (tỷ lệ hoạt động chung)

 

Tỷ lệ tham gia lực lượnglao động chung (tỷ lệ hoạt động chung) là trường hợp đặc biệt của “Tỷ lệ thamgia LLLĐ thô” khi chỉ tính những người trong độ tuổi có khả năng lao động. Ví dụ, Luật Lao động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, thì công thức tính là:

               

 

c. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động)

 

Tỷ lệ tham gia LLLĐ trongđộ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động) là số phần trăm nhữngngười trong độ tuổi lao động tham gia lao động chiếm trong tổng dân số trong độtuổi lao động. Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy Định "tuổi laođộng" bao gồm các độ tuổi từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15đến hết 54 tuổi đối với nữ (theo khái niệm "tuổi tròn"). Số còn lạilà "ngoài tuổi lao động".

 

      Công thức tính:

                    

  

 

d.. Tỷ lệ tham gia LLLĐ (tỷ lệ hoạt động kinh tế) đặc trưng theo giới tính

 

Cả ba số đo về tỷ lệ thamgia hoạt động kinh tế (tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung và tỷ lệ hoạtđộng trong độ tuổi lao động) thường tính tách riêng cho nam và nữ. Khi đó, cáctỷ lệ này được gọi là tỷ lệ  tham giaLLLĐ (tỷ lệ hoạt động kinh tế) đặc trưng theo giới tính.

 

2. Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

 

2.1. Khái niệm

 

a. Việc làm

 

Điều 13 Bộ luật Lao động quy định “Mọi hoạt động laođộng tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việclàm.”

 

b. Dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm

 

Dân số có việc làm/làm việc bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trongkhoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một trong các loại sau đây:

 

(1) Làm việc được trả lương/trả công:

 

- Làm việc: những người trong thời giantham chiếu đã làm một số công việc để được trả lương hoặc trả công bằng tiềnhay hiện vật;

 

- Có việc làm nhưng không làm việc: những người hiệnđang có việc làm, nhưng trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉviệc nhưng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ (như: vẫn đượctrả lương/trả công, được bảo đảm sẽ trở lại làm việc, có thoả thuận trở lại làmviệc sau khi nghỉ tạm thời, v.v...).

 

(2) Tự làm hoặc làm chủ:

 

- Tự làm:những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc để có lợinhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật;

 

- Có doanh nghiệpnhưng không làm việc: những người hiện đang làm chủ doanh nghiệp, có thể làdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trang trại hoặc một cơ sở dịch vụ, nhưngtrong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một số lý do cụ thể.

 

* Người có việc làm: là người thuộc một trong các trường hợp sau:

 

+  Đang làm việc trong tuần trướcthời điểm quan sát ;

 

+ Nghỉ việc nhưng vẫn đang hưởng tiền lương, tiền công, bảo hiểm (trừtrường hợp người đang hưởng lương hưu nhưng không làm việc trong tuần trướcthời điểm điều tra);

 

+ Trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ không hưởng lương, không đượcnhận tiền công vì các lý do khác nhau nhưng chắc chắn sẽ quay trở lại làm việctrong một khoảng thời gian tối đa là 1 tháng.

 

Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) quy định, với hoạt động kinh tế hiện tại, thời gian tối thiểu để mộtngười có thể được xem xét có việc làm (làm việc) là trong 07 ngày qua phải cóít nhất 01 giờ làm việc để tạo thu nhập chính đáng.

 

Xử lý một số trườnghợp đặc biệt:

 

· Những người có việc làm được trả lương/trả công nhưngđang nghỉ việc tạm thời vì ốm đau,nghỉ lễ hoặc nghỉ hè; do đình công hoặc dãn thợ; nghỉ tạm thời để học tập, tậphuấn; nghỉ theo chế độ thai sản, con ốm hoặc tổ chức lại sản xuất; do thời tiếtxấu, máy móc công cụ bị hư hỏng, thiếu nguyên/nhiên liệu, v.v... Tất cả các trườnghợp này đều coi như có việc làm/làm việc.

 

· Những người tự làm/làm chủ được xem là “có việc làm” nếu trong thời gian nghỉviệc tạm thời, đơn vị nơi họ làm việchoặc đơn vị mà họ làm chủ vẫn tiếp tục hoạt động và họ vẫn được tiếp tục làmviệc trong thời gian tới.

 

· Những người giúp việc gia đình được trả công cũng được xếp vào nhóm" tự làm/làm chủ", nghĩa làkhông phân biệt số giờ mà họ đã làm việc trong khoảng thời gian tham chiếu (07ngày qua).

 

· Những người tập sự hay học nghề được chi trả bằngtiền hay hiện vật được xếp vào nhóm"được trả lương/trả công".

 

2.2. Phương pháp tính

 

Ở chỉ tiêu dân sốhoạt động kinh tế (hay lực lượng lao động) đã trình bày các số đo về hoạt độngkinh tế, như: tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung, tỷ lệ hoạt động đặctrưng theo tuổi-giới tính. Các tỷ lệ này cũng được tính cho lao động có việclàm. Vì vậy, sẽ không định nghĩa lại các tỷ lệ như vậy, mà chỉ đưa thêm hai tỷlệ sau đây:

 

a) Tỷ lệ có việc làm trên lực lượng lao động

 

Công thức tính:

                 

 

b) Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động

 

Biểu thị bằng tỷ lệphần trăm tổng số người trong độ tuổi lao động có việc làm/làm việc chiếm trongtổng dân số trong độ tuổi lao động.

 

Công thức tính:

                  

3. Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số

 

 Khái niệm

 

Tỷ lệ lao động đang làmviệc so với tổng dân số là tỷ lệ phầntrăm tổng số người đang làm việc chiếm trong tổng dân số. 

 

Công thức tính:

                  

 

4. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo

 

 Khái niệm

 

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã quađào tạo là tỷ lệ số lao động đang làm việc đã qua đào tạo chiếm trong tổng sốlao động đang làm việc trong kỳ. 

 

Công thức tính:

              

Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đàotạo bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:

 

- Là người lao động đang làm việc trong nền kinh tế;đã được đào tạo ở một trường hay một sơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệpvụ và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độchuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, caođẳng, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).

 

·       Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề:

 

 Công thức tính:

                 

 Số lao động được tính đã qua đào tạo nghề  tại thời điểm tổng hợp báo cáo (t) được từcác nguồn sau:

 

- Số lao động đã qua đào tạo trong các cơ sở đào tạo nghề  (bao gồm các cơ sở cônglập và ngoài công lập) dưới 3 tháng và được cấp giấy chứng nhận;

 

- Số lao động đã qua đào tạo trong các cơsở đào tạo nghề  (bao gồm các cơ sở cônglập và ngoài công lập) từ 3 tháng đến dưới 12 tháng và được cấp chứng chỉ sơcấp nghề hoặc chứng chỉ nghề của cơ quan có thẩm quyền;

 

- Số lao động đã qua đào tạo trong cácTrường dạy nghề; Trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Trường trung học chuyênnghiệp  (bao gồm các cơ sở công lập vàngoài công lập) được đào tạo nghề từ 12 tháng đến dưới 24 tháng và được cấpbằng nghề ( đối với các trường hợp được đào tạo nghề trước năm 2008);

 

- Số lao động đã qua đào tạo trong các Trườngtrung cấp nghề, cao đẳng nghề; Trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm các cơsở công lập và ngoài công lập) đã được cấp bằng Trung cấp nghề ;

 

- Số lao động đã qua đào tạo trong các caođẳng nghề (bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) đã được cấp bằng  Cao đẳng nghề ;

 

         - Số laođộng tuy chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự học, do đượctruyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề tươngđương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có bằng cùng nghề và thực tế đã làm côngviệc này từ 3 năm trở lên thì được tính là “Công nhân kỹ thuật không bằn

 

5. Số người thấtnghiệp và tỷ lệ thất nghiệp

 

5.1. Khái niệm

 

a.  Số người thất nghiệp

 

Số người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần thamchiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây:

 

(1) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việclàm; và

 

(2) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả nhữngngười trước đó chưa bao giờ làm việc.

 

Số người thất nghiệp cònbao gồm các trường hợp đặc biệt sau:

 

-  Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưngkhông có căn cứ bảo đảm sẽ được tiếp tục làm công việc cũ, trong khi đó họ vẫnsẵn sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm mới;

 

-  Những ngườitrong thời kỳ tham chiếu không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì họ đã được bốtrí việc làm mới sau thời tạm nghỉ việc;

 

-  Những ngườiđã thôi việc không được hưởng tiền lương/tiền công; hoặc

 

-  Những ngườikhông tích cực tiềm kiếm việc làm vì họ tin rằng không thể tìm được việc làm(do hạn chế về sức khoẻ, trình độ chuyên môn không phù hợp,…).

 

b. Người thất nghiệp: là những người có khảnăng lao động, trong tuần trước thời điểm quan sát (tham chiếu) không có việclàm, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc để tạo ra thu nhập

 

c.  Tỷ lệ thất nghiệp

 

Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánhsố người thất nghiệp với lực lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế)trong kỳ.

 

5.2 Phương pháp tính

 

Công thức tính:

                 

Do đặc trưng của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp của nước ta thườngđược tính cho khu vực thành thị theo công thức sau:

 

                 

 

 6. Số người thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm

 

6.1. Kháiniệm

 

Người thiếu việc làm bao gồmnhững người có việc làm mà trong thời gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểmđiều tra) thoả mãn cả 3 tiêu chuẩn sau đây:

 

Thứ nhất, mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là:

 

-        Muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ;

 

-         Muốn thay thế một trong số (các)công việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ;

 

-         Muốn tăng thêm giờ của một trongcác công việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên.

 

Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới (ví dụ mộttuần) nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay.

 

Thứ ba,thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối với tất cả các côngviệc đã làm trong tuần tham chiếu. Giống như các nước đang thực hiện chế độ làmviệc 40 giờ/tuần, “ngưỡng thời gian” để xác định tình trạng thiếu việc làm củanước ta là “đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu”.

 

6.2. Phương pháp tính

 

Có hai chỉ tiêu đo lường mứcđộ thiếu việc làm như sau:

 

(1) Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với lực lượng lao động:

 

                  

(2) Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với số người đang làm việc:

                                                         

                

 

7. Số lao động được tạoviệc làm

 

7.1. Khái niệm

 

Số lao động được tạo việclàm phản ánh số lao động có việc làm tăng thêm trong năm, là chênh lệch giữa sốlao động có việc làm ở kỳ báo cáo và số lao động có việc làm của kỳ trước.

 

* Khoản 1 Điều 1 Nghị địnhsố 39/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiêu tạo việc làm mới như sau:“ Chỉ tiêu tạo việc làm mới theo quy định tạiĐiều 14 của Bộ Luật Lao động được quy định là số lao động mới cần tuyển thêmvào làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân sử dụnglao động theo hợp đồng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do nhu cầu mớithành lập hoặc mở rộng thêm về quy mô và các mặt hoạt động, sắp xếp lại lao động. “

 

7.2. Phươngpháp tính

 

Số lao động được tạo việclàm trong năm được tính theo công thức sau:

 

     

 8. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

 

 Khái niệm

 

Số lao động đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam, đi làm việc ở nước ngoài theomột trong các hình thức sau:

 

- Hợp đồng đưa người laođộng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hoặc tổ chứcsự nghiệp được phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 

- Hợp đồng đưa người laođộng đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổchức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

 

- Hợp đồng đưa người laođộng đi làm việc ở nước ngoài với hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

 

- Hợp đồng cá nhân người laođộng với chủ có nhu cầu sử dụng lao động.

 

 Công thức tính:

VLxk = VLdnxk+ VLnt + VLdnxktt + VLxkcn

      

Trong đó:

 

VLxk: là tổng sốlao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 

VLdnxk: là số laođộng do các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp được phép hoạt động đưa lao độngđi làm việc ở nước ngoài.

 

VLnt: là số laođộng do các doanh nghiệp trúng thầu; các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoàiđưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

 

VLdnxktt: là sốlao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề.

 

VLxkcn: là số laođộng đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng cá nhân.

 

                                                            TRẦN VĂN VIỆT

                                                  ( GĐ Trung tâm GTVL Sóc Trăng )

 

Nguồn: http://vlsoctrang.vieclamvietnam.gov.vn

TỔNG LƯỢT TRUY CẬP: 000000024901767

TRUY CẬP HÔM NAY: 4970

ĐANG ONLINE: 39